Cần hiểu đúng về dòng sơn nội thất và sơn ngoại thất

Quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn diễn ra khá nhanh, thêm nữa là sự phát triển rầm rộ của các kiến trúc hạ tầng xây dựng kéo theo nhu cầu về sử dụng sơn đối với các công trình tăng cao.

Sơn tường là công đoạn cuối cùng trong thi công hoàn thiện công trình, quyết định đến thẩm mỹ cũng như khả năng bảo vệ bề mặt tường khỏi những tác động của môi trường xung quanh.

Thị trường sơn nước hiện nay nay có 2 loại phổ biến là sơn nội thất và sơn ngoại thất

Chính vì vậy, bên cạnh màu sơn đẹp, việc lựa chọn đúng loại sơn, đảm bảo chất lượng và bền màu cũng là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều người quan tâm.

Thị trường sơn nước hiện nay nay có 2 loại phổ biến là sơn nội thất và sơn ngoại thất. Mỗi loại sơn nước sẽ có những ưu điểm và ứng dụng khác nhau nên cần chọn đúng loại sơn phù hợp với từng vị trí thi công.

Phân biệt sơn nội thất và sơn ngoại thất

Thông thường, giữa bề mặt nội thất và bề mặt ngoại thất có sự khác nhau nhất định nên tính chất của loại sơn cũng khác nhau.

Nếu các dòng sơn nội thất có ưu điểm về độ mịn, bóng và đặc biệt là bền màu theo thời gian thì sơn ngoại thất lại nghiêng về khả năng chống thấm, chống bám bụi, chống rêu mốc, cách nhiệt, chịu nhiệt, chống tia UV.

Sơn nội thất

Sơn nội thất là dòng sơn được sản xuất dành riêng cho bề mặt tường bên trong các công trình xây dựng. Loại sơn này nổi bật với độ mịn, bóng, bền màu, giúp bảo vệ các kết cấu bên trong công trình và tạo tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.

Sơn nội thất là dòng sơn được sản xuất dành riêng cho bề mặt tường bên trong các công trình xây dựng

Các loại sơn nội thất hiện nay ít có khả năng chống rêu mốc mà chủ yếu thiên về yếu tố thẩm mỹ nên chỉ phù hợp sử dụng cho không gian bên trong ngôi nhà để phát huy tốt nhất chức năng của nó.

Tùy vào từng thương hiệu sơn sẽ có những công thức pha trộn khác nhau, tuy nhiên, sơn nội thất có các thành phần cơ bản như chất kết dính, dung môi, bột màu và các chất phụ gia.

– Chất kết dính hay còn gọi là chất tạo màng: Giúp kết dính tất cả các loại bột màu giúp tạo màng bám dính trên tường.

– Bột màu, bột độn, phụ gia: Có chức năng tạo màu sắc và độ che phủ. Bột độn cũng có trong thành phần của sơn nước giúp cải tiến một số tính chất của sơn như tính chất của màng sơn, hay khả năng thi công và kiểm soát độ lắng.

– Dung môi: Đây là chất giúp hòa tan nhựa giúp pha loãng sơn, sẽ có công thức sử dụng bao nhiêu dung môi còn phụ thuộc vào đặc tính nhựa trong sơn sử dụng.

Trên thị trường hiện có nhiều dòng sơn nội thất với chất lượng khác nhau. Do đó, cần dựa vào các tiêu chí nhất định để chọn lựa sản phẩm phù hợp.

Tiêu chí chọn sơn nội thất

An toàn cho sức khỏe

Chú ý chọn loại sơn nội thất không chứa APEO, không chứa thủy ngân và các kim loại nặng để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, các loại sơn có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi nhỏ, gần như không mùi, không gây khó chịu cho người dùng.

Độ che phủ cao

Giúp cho bề mặt bóng mịn, thi công dễ dàng và bền lâu theo thời gian.

Dễ vệ sinh, lau chùi

Các dấu vết như cà phê, mực vẽ, dấu tay, dấu chân… nhất là nhà có trẻ nhỏ thì bạn cần quan tâm đến yếu tố này giúp không gian luôn sạch sẽ mà vẫn tiết kiệm được thời gian vệ sinh.

Sơn ngoại thất

Sơn ngoại thất hay còn được gọi là sơn ngoài trời, đây là dòng sơn được sử dụng cho các bức tường bên ngoài công trình, bảo vệ tường ngoài khỏi những tác động của môi trường, thời tiết.

Sơn ngoại thất được sử dụng cho các bức tường bên ngoài công trình

Khác với sơn nội thất, các sản phẩm sơn ngoại thất nổi bật về khả năng chống thấm, chống bong tróc, chống rêu mốc, cách nhiệt, chống UV… đảm bảo công trình luôn bền đẹp theo thời gian.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn ngoại thất khác nhau với chức năng và thành phần khác nhau.

Trong đó, sơn gốc nước và sơn gốc dầu là dòng sơn ngoại thất được nhiều công trình lớn nhỏ tin dùng. Cụ thể, sơn gốc nước có thể làm sạch vết sơn, chổi lăn, cọ sơn với nước, loại sơn này nhanh khô, ít mùi và an toàn cho sức khỏe.

Tương tự, với sơn gốc dầu, loại này có độ bền cao hơn, khả năng chống bám dính bụi. Trong quá trình thi công, có thể dùng sơn dầu lên trên sơn nước nhưng không thể làm ngược lại.

Nếu phân loại theo độ bóng của sơn sau khi khô, sơn ngoại thất còn được phân chia thành 3 loại khác nhau là sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn.

Tiêu chí chọn sơn ngoại thất

Hiện nay có rất nhiều dòng sơn ngoại thất, tuy nhiên, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở Việt Nam, cần lưu ý các tính năng chống rêu mốc, bám bẩn và phai màu trước tiên khi chọn sơn.

Khả năng chống thấm

Sơn ngoại thất có khả năng chống ẩm và chống thấm hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ lớp sơn không bị phá vỡ cấu trúc, hạn chế hiện tượng bong tróc, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho công trình.

Ngoài ra, cần chọn loại sợ có khả năng chống bám bẩn tốt, giúp bề mặt tự làm sạch bụi bẩn, giữ cho ngôi nhà luôn đẹp mắt.

Khả năng chống nấm mốc

Sơn ngoại thất có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm mốc cho bề mặt công trình, giúp cho bề mặt luôn sáng bóng và bền màu.

Khả năng chống kiềm hóa

Kiềm hóa là hiện tượng xuất hiện các mảng loang ố, bạc màu thành từng mảng trên bề mặt tường. Sử dụng sơn ngoại thất sẽ giúp hạn chế hiện tượng này, đảm bảo tính thẩm mỹ công trình.

Khả năng chống tia UV

Sản phẩm sơn ngoại thất có độ co dãn tốt sẽ giúp bảo vệ toàn bộ kết cấu cho tường nhà, giúp bảo vệ màng sơn trước thời tiết khắc nghiệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *