Những kiến thức về ngành sơn nước bạn cần học hỏi

Bạn là người muốn kinh doanh sơn nước? Bạn muốn mở đại lý sơn? Hoặc đơn giản bạn là khách hàng đi mua sơn thì tìm hiểu những kiến thức về ngành sơn nước là việc quan trọng bạn cần biết. Việc tìm hiểu ngành sơn nước sẽ giúp việc kinh doanh của bạn tốt hơn, giúp cho khách hàng chọn được loại sơn tốt nhất cho nhà của mình.

Nhằm cung cấp thông tin cho Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm sơn nước đang kinh doanh trên thị trường hiện nay. Trong bài viết này, Sơn NANO HG9 sẽ tổng hợp các kiến thức về ngành sơn nước mà bạn đang quan tâm.

Sơn nước là gì? Những loại sơn nước phổ biến hiện nay?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sơn nước và Sơn Sơn NANO HG9 tự hào là hãng sơn nước chất lượng cao được khách hàng tin dùng

Với giá bán cạnh tranh Sơn NANO HG9 được nhiều khách hàng trên khắp cả nước lựa chọn là đơn vị phân phối sơn nước cho các công trình xây dựng.

Những kiến thức cơ bản về ngành sơn bạn nên biết

1. Trường hợp nào ta nên dùng sơn nước?

Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với những tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian. Chính vì thế sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:

  • Trang trí.
  • Bảo vệ.
  • Các chức năng khác như chống nóng, chống thấm, chống rỉ…

2. Sơn nước có những thành phần cơ bản nào?

Thành phần cơ bản bao gồm:

  • Chất kết dính (chất tạo màng).
  • Bột màu/bột độn, phụ gia.
  • Dung môi…

Chất kết dính: Là chất kết dính cho tất cả các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn nước được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.

Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.

Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…

Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

3. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ ?

  • Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn).
  • Sự lựa chọn sản phẩm.
  • Quá trình tiến hành sơn.
  • Chất lượng của sản phẩm.

Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ.

4. Bột trét tường, bột bả là gì?

Bột trét tường hay gọi là bột bả mastic là một loại vật liệu xây dựng có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước.Bột trét tường thường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:

  • Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện.
  • Tăng độ bám dính kết cấu màng sơn.

Các thành phần cơ bản của bột trét tường gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia

5. Tại sao phải dùng sơn lót?

Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có cá tác dụng như sau:

  • Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
  • Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc, hay gỉ sét…

Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp phủ.

6. Sơn nội thất và sơn ngoại thất khác nhau như thế nào? 

Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà. Loại sơn nước này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động của môi trường.

Sơn ngoại thất là loại sơn nước sử dụng cho bên ngoài công trình. Loại sơn này có khả năng chống rêu mốc, chịu tác động của môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *